BANNER TRÊN CÙNG


Trở thành thành viên hiến máu Gia Lai (Máu Nóng)

Quyền lợi của người hiến máu nhân đạo là gì?

 Hiến máu nhân đạo là một hành động cao cả, một nghĩa cử cao đẹp của toàn xã hội, Thủ tướng Chính phủ đã chọn ngày 7 tháng 4 hàng năm là Ngày “Toàn dân hiến máu tình nguyện”. Vậy hiến máu được hiểu thế nào? Có phải ai cũng được hiến máu không? Người hiến máu được hưởng những quyền lợi gì? Bài viết sẽ làm rõ vấn đề trên.


Căn cứ tại Điều 12 Thông tư 26/2013/TT-BYT quy định về quyền lợi của người hiến máu nhân đạo cụ thể được hưởng những quyền lợi sau:

- Trước hết người hiến máu nhân đạo sẽ được biết về thể trạng, bệnh tình, sức khỏe của mình thông qua việc xét nghiệm, khám lâm sàng bác sỹ sẽ cung cấp cho người hiến máu biết về các dấu hiệu, triệu chứng bệnh lý do nhiễm các virut viêm gan, HIV và một số bệnh lây truyền khác. Trên thực tế có rất nhiều trường hợp không quan tâm đến vấn đề sức khở của mình một phần là do công việc phần nhiều là do chủ quan, nghĩ mình không có biểu hiện gì là không sao nhưng đến khi đăng ký hiến máu tình nguyện được các bác sỹ thăm khám mới biết được tình hình sức khỏe của mình. Đây là một quyền lợi quan trọng đối với những người đi hiến máu.

- Khi hiến máu, người hiến máu có thể hiểu thêm về quy trình lấy máu thông qua việc giải thích của bác sỹ và việc quan sát của bản thân, bác sỹ cũng sẽ nói rõ hơn về các tai biến không mong muốn hoặc sẽ nói rõ hơn về quy trình trước về sau khi lấy máu để người hiến máu có thể hiểu và làm theo mang lại chất lượng cho việc lấy máu hơn.

- Điều quan trọng hơn là người hiến máu sẽ được đảm bảo bí mật về các kết quả khám lâm sàng, kết quả xét nghiệm bởi rất nhiều người không muốn người khác biết về thể tạng của mình, nếu lỡ không may mắc bệnh xã hội hay bệnh hiểm nghèo gì đó thì mọi người sẽ kinh bỉ và xa lánh hoặc họ cũng không biết cho người nhà họ biết khỏi lo lắng. Nếu xuất hiện các bất thương, người hiến máu sẽ được tư vấn về những vấn đề bất thường đó được hướng dẫn chăm sóc sức khỏe; được tư vấn về két quả xét nghiệm bất thường theo khoản 4 Điều 17 Thông tư 26/2013/TT-BYT. Điều này khiến người bị triệu chứng đó đỡ hoang mang, lo lắng và làm theo bác sỹ tư vấn để sức khỏe được trở lại bình thường.

- Trong trường hợp xấu, người hiến máu bị tai biến thì sẽ được chăm sóc, điều trị trong và sau khi hiến máu theo quy định tại Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư 26/2013/TT-BYT.

- Quan trọng hơn cả, người hiến máu sẽ được hỗ trợ chi phí chăm sóc, điều trị khi có các tai biến không mong muốn trong và sau khi hiến máu. Kinh phí để hỗ trợ họ được thực hiện theo quy định của pháp luật.

- Với mong muốn đi hiến máu không những giúp ích cho xã hội, biết về tình trạng sức khở của mình, người hiến máu còn được các cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định, tôn vinh, khen thưởng và bảo đảm về quyền lợi khác về tinh thần, vật chất của người hiến máu theo quy định của pháp luật.




Ngoài những lợi ích theo quy định trên, người đi hiến máu còn được hưởng những lợi ích cả về vật chất và tinh thần ví dụ như được tặng gấu bông, tặng đồ lưu niệm, được chụp ảnh cùng mọi người, hỗ trợ chi phí đi lại, ăn uống, được cấp giấy chứng nhận hiến máu tình nguyện...

Tóm lại, hiến máu là một hoạt động tương thân tương ái không thể thiếu trong cộng đồng người, những người đi hiến máu có thể coi là một chiến sỹ dũng cảm, yêu thương đồng loại, biết cho đi một phần sự sống của mình để cứu lấy sự sống của người khác, những quyền lợi mà họ được hưởng thật sự là xứng đáng với tấm lòng và sự chia sẻ họ bỏ ra, những người này cần được tôn vinh và trân trọng.

Theo : Luật Minh Khuê
Được tạo bởi Blogger.