Bệnh giảm tiểu cầu miễn dịch nguyên phát là gì và điều trị như thế nào?
Bệnh giảm tiểu cầu miễn dịch nguyên phát hay còn gọi là xuất huyết giảm tiểu cầu (tên gọi cũ) thường gặp ở nữ nhiều hơn nam và diễn biến khác nhau giữa bệnh ở người lớn và ở trẻ em. Trẻ em thường bị bệnh sau nhiễm virus và phần lớn sẽ hồi phục. Bệnh ở người lớn luôn cần phải điều trị.
Giảm tiểu cầu miễn dịch nguyên phát là gì?
Máu là một loại dịch trong cơ thể gồm hai thành phần huyết tương và các tế bào máu. Các tế bào bao gồm:
Hồng cầu cung cấp chất dinh dưỡng và khí ô-xy cho mô, tế bào;
- Bạch cầu giúp cơ thể chống lại vi khuẩn và các tác nhân xâm nhập.
- Tế bào tiểu cầu giúp đông máu khi cơ thể có vết thương, ngăn cản sự chảy máu.
- Chỉ số tiểu cầu bình thường từ 150-450 G/l, nếu tiểu cầu dưới 100 G/l được gọi là giảm tiểu cầu.
Bệnh giảm tiểu cầu miễn dịch nguyên phát (ITP: Idiopathic Thrombocytopenia Purpura) do hệ thống miễn dịch của cơ thể phá hủy tiểu cầu. Bạch cầu trong máu và trong lách là một phần trong hệ thống miễn dịch của cơ thể. Hệ thống miễn dịch có thể bị hoạt hóa và tế bào bạch cầu phá hủy các tế bào mà đáng lẽ không được phá hủy, ví dụ như tiểu cầu của chính bạn. Quá trình này xảy ra chủ yếu ở trong lách. Giảm tiểu cầu miễn dịch là một loại bệnh tự miễn.
Một vài bệnh nhân có các tình trạng tự miễn khác như viêm khớp dạng thấp, nhiễm khuẩn như virus HBV và HIV, lupus ban đỏ hệ thống…
Các dấu hiệu của bệnh giảm tiểu cầu miễn dịch nguyên phát
Dấu hiệu gợi ý của bệnh giảm tiểu cầu miễn dịch nguyên phát là hội chứng xuất huyết, bầm tím thường gặp ở da, niêm mạc…, có thể xuất huyết tự nhiên, xuất huyết sau va chạm hoặc sau một điều kiện thuận lợi như: nhiễm khuẩn, nhiễm lạnh, nhiễm độc… Xuất huyết có thể biểu hiện ở một hoặc nhiều vị trí:
- Xuất huyết dưới da: hay gặp nhất và thường xuất hiện tự nhiên, đa hình thái (dạng chấm, nốt, mảng hoặc đám xuất huyết), đa lứa tuổi (màu sắc xuất huyết thay đổi theo thời gian: đỏ, tím, xanh, vàng sau đó mất đi không để lại dấu vết).
- Xuất huyết niêm mạc: Chảy máu chân răng, chảy máu mũi, mắt…
- Xuất huyết nội tạng: có thể gặp xuất huyết tại nhiều cơ quan khác nhau như:
- + Xuất huyết tiêu hóa: bệnh nhân nôn ra máu, đi ngoài phân đen…
- + Xuất huyết tử cung: kinh nguyệt kéo dài.
- + Xuất huyết đường tiết niệu: bệnh nhân đi tiểu ra máu…
- + Xuất huyết các cơ sâu và tổ chức dưới da gây ra các khối tụ máu (hematoma).
- + Xuất huyết não, màng não: bệnh nhân thường đau đầu, buồn nôn, nôn… Các biểu hiện thần kinh khu trú như liệt vận động, đại tiểu tiện không tự chủ… Đây là biểu hiện hiếm gặp, diễn biến nặng, đe dọa tính mạng bệnh nhân và thường xảy ra ở các bệnh nhân có số lượng quá thấp (TC <10 G/l), đặc biệt khi có chấn thương hoặc tổn thương mạch máu.
Các xét nghiệm để chẩn đoán giảm tiểu cầu miễn dịch nguyên phát (xem tiếp bài sau)
Để lại ý kiến